Tin tức du học

1. BỐN QUY TẮC VÀNG GIÚP BẠN CHINH PHỤC VISA DU HỌC NGHỀ TẠI ĐỨC

 

Để được đặt chân lên vùng đất của những ước mơ, các bạn học sinh, sinh viên thường gặp phải rất nhiều khó khăn, thử thách và một trong những cửa ải lớn nhất mà ai ai dù khó khăn đến đâu cũng phải cố gắng vượt qua

chính là khâu phỏng vấn và nộp Visa. Visa du học nghề Đức trong những năm gần đây được đánh giá là rất cạnh tranh. Với những yêu cầu gắt gao và kĩ lưỡng trong quá trình xét hồ sơ từ Đại Sứ Quán và Lãnh Sứ Quán, không phải ai cũng may mắn dành được cho mình tấm vé đến nước Đức. Hãy vận dụng ngay 4 quy tắc dưới đây để dễ dàng chinh phục Visa du học nghề Đức nhé!

 

1. Cố gắng hết mình để học tiếng Đức:

Ngoài phần kiến thức nền, tiếng Đức cũng là một trong những điểm mấu chốt quyết định đến việc cấp Visa. Yêu cầu đối với các bạn học sinh khi nộp hồ sơ Visa là phải có bằng B2. Tuy nhiên, quá trình học tiếng Đức tại Việt Nam thường mất khá nhiều thời gian nhưng hiệu quả mang lại quá thấp nên nhiều bạn học sinh đều lựa chọn học B2 tại Đức. Vì vậy, bằng B1 là cơ sở duy nhất để Đại Sứ Quán/ Lãnh Sứ Quán. thấy được tiềm năng học tiếng của bạn tại Đức và cấp Visa. Với tấm bằng đạt từ 70 điểm trở lên (trung bình cho 4 kĩ năng) và lộ trình học rõ ràng, bạn có thể hoàn toàn chinh phục Đại Sứ Quán/ Lãnh Sứ Quán.

 

2. Kĩ càng chuẩn bị hồ sơ tài chính:

Theo quy định của Đại Sứ Quán Đức, một trong những điều kiện bắt buộc khi nộp hồ sơ xin Visa chương trình du học nghề Đức là: Đảm bảo chi phísinh hoạt/ Chứng minh có đủ khả năng tài

chính. Vậy hồ sơ chứng minh tài chính sẽ bao gồm:

Thông tin về nơi ở dự kiến và tiền thuê nhà

Một tài khoản phong tỏa chứng minh tài chính

Việc mở một tài khoản phong tỏa chứng minh tài chính đương nhiên rất dễ dàng. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất các bạn học sinh thường gặp phải

chính là không biết phải mở tài khoản bao nhiêu tiền.Đối với chương trình du học nghề, chẳng có một mức cố định nào cho bạn cả. Tùy từng chương trình nghề, mức lương, học phí khóa tiếng,… mà mức tài chính chứng minh tài

chính của bạn sẽ khác. Với các trường hợp số tiền tính sai, không đủ để chi trả chi phí cho thời gian học nghề, rủi ro trượt Visa rất cao.

 

3. Kiểm tra và sắp xếp lại hồ sơ cho hoàn chỉnh:

Hồ sơ du học nghề cần có:

02 đơn xin thị thực khai

Tờ khai xin thị thực

Bản tuyên bố theo quy định tại Mục 8, Khoản 2, Điều 54 và Điều 53 Luật Cư trú Tự điền và ký tên.

02 ảnh hộ chiếu mới chụp

Một hộ chiếu vẫn còn giá trị và được ký tên

Lý lịch bằng tiếng Đức dạng bảng biểu theo trình tự thời gian liên tục

Các chứng nhận tốt nghiệp THPT, nghề hay tốt nghiệp đại học (nếu có)

Bản trình bày về lý do muốn du học nghề tại Đức

Bản hợp đồng đào tạo nghề và giấy tờ khác hoặc một số thông tin về

chương trình dạy nghề sau khóa học tiếng như: Chỗ học lý thuyết diễn ra ở đâu? Bên sử dụng lao động nào sẽ đào tạo các kỹ năng thực hành?

Chấp thuận của Cơ quan Lao động CHLB Đức (giấy phép lao động)

Chứng minh đủ khả năng tiếng Đức: tối thiểu trình độ B1 theo khung tham chiếu Châu Âu

Chứng minh có đủ bảo hiểm y tế

Thông tin về nơi ở dự kiến và tiền thuê nhà

Đảm bảo chi phí sinh hoạt/ Chứng minh có đủ khả năng tài chính Lưu ý: Sắp xếp hồ sơ theo đúng thứ tự.

 

4. Lên list các câu hỏi có thể được đưa ra trong buổi phỏng vấn:

• Bạn tên là gì?

Bạn đến từ đâu?

Bạn bao nhiêu tuổi?

Năm sinh/ Nơi sinh của bạn?

Bạn sống ở đâu?

Vì sao bạn muốn sang Đức du học nghề?

Tại sao bạn lại chọn học nghề ….?

Tại sao đang học ngành này lại chuyển sang học nghề?

Bạn học nghề tại đâu? Thời gian học nghề như thế nào?

Sang kia có phải học tiếng không? Tiền học tiếng là bao nhiêu? Thời gian học thế nào? Học tiếng tại đâu?

Bạn học xong có định ở lại Đức không?

Bạn có người nhà ở Đức không?

 

 

2.TIPS TRƯỚC KHI ĐI DU HỌC ĐỨC

 

Chuẩn bị đồ sang Đức cho Du học sinh

Trước khi bắt đầu cuộc sống du học, hãy chuẩn bị đồ sang Đức một cách cẩn thận để tránh những thiếu thốn không cần thiết trong môi trường và văn hóa mới. Điều này giúp bạn tránh những khó khăn không đáng có khi bắt đầu cuộc sống mới ở quê người.

Khi chuẩn bị đồ sang Đức, du học sinh nên tìm hiểu kinh nghiệm để tránh tình huống

thiếu những thứ cần thiết và có những thứ không cần thiết. . Hoặc có những đồ mà bạn không được phép mang sang Đức hay mang lên máy bay.

Chuẩn bị đồ sang Đức: Những giấy tờ cần mang

Dù đi du học hay đi du lịch, giấy tờ tùy thân và các loại giấy tờ khác luôn luôn phải là điều đầu tiên cần nhớ để bạn có thể nhập cảnh một cách thuận lợi. Du học sinh Đức

cần mang theo các loại giấy tờ như sau:

 

1. Hộ chiếu, nhớ là visa được dán trong hộ chiếu. Nếu là visa rời thì phải luôn kẹp cùng hộ chiếu.

2. CMND bản gốc

3. Giấy khai sinh

4. Giấy tờ gốc liên quan đến việc xin Visa du học tại Đức, ví dụ như giấy nhập học bên Đức, giấy chứng minh tài chính, vv.

5. Bộ hồ sơ liên quan đến việc nhập học tại trường

6. Các loại bằng cấp cần thiết cho việc xin học khác như chứng chỉ, bảng điểm, bằng ĐH tại Việt Nam, vân vân.

7. Bản dịch, công chứng của tất cả các loại giấy tờ trên.

8. Tầm khoảng 10 cái ảnh hộ chiếu để sử dụng dần dần, vì mới sang có thể các bạn sẽ phải làm rất nhiều thủ tục giấy tờ mà nếu không biết chỗ thì lại không thể đi chụp ảnh lấy ngay được.

 

Do giấy tờ rất quan trọng nên cần phải cho vào túi xách hoặc balo và luôn mang theo bên người để phòng ngừa thất lạc.

 

Tiền mặt và tài khoản ngân hàng

Về tiền thì chắc chắn các bạn sang Đức đã phải có một tài khoản ngân hàng có thể dùng được ở Đức rồi. Nhưng các bạn vẫn phải chuẩn bị tiền mặt trong người cho chắc chắn vì có nhiều trường hợp bạn không thể dùng thẻ được.

Nên chuẩn bị tiền mặt loại tiền lẻ 5€, 10€, 20€ để mua vé tàu hay mua sắm các vật dụng cần thiết ban đầu. Nếu các bạn hết tiền lẻ thì cứ vào một siêu thị mua một cái gì đó thì sẽ đổi được tiền lẻ thôi.

 

image001

 

Đồ dùng cá nhân

Ở một đất nước phát triển như Đức thì việc mua đồ dùng cá nhân hay mỹ phẩm là điều không hề khó khăn khi chỉ cần bước chân ra siêu thị hay cửa hàng là có thể mua được ngay lập tức.

Du học sinh chỉ cần mang theo những thứ cần thiết nhất để dùng khi vừa mới sang như bàn chải, kem đánh răng tuýp nhỏ, khăn mặt, khăn tắm hay dạo cạo râu. Mỹ phẩm và chăm sóc da thì có thể mang loại travel kit để dùng trong thời gian bay và mấy ngày đầu tiên. Bởi có thể, khi sang Đức khí hậu thay đổi thì bạn cũng cần thay đổi cả

loại mỹ phầm, dưỡng da cho mình.

 

1. Ô là rất cần thiết

2. Khăn mặt, khăn tắm, Bàn chải đánh răng + kem đánh răng (hành lý ký gửi)

3. Dầu gió mang theo 1 lọ cũng được

4. Kính cận cho những ai bị cận, nên mua 1 chiếc dự phòng, bên này kính đắt kinh khủng 200-1000 Eur/cái.

5. Dép đi trong nhà

 

Quần áo và giày dép

Nếu bạn sang vào mùa đông (nước Đức sẽ rất lạnh từ tháng 11 tới tháng 4) thì bạn cần phải mang áo ấm từ Việt Nam để giữ ấm cơ thể. Ngoài quần áo ra thì một đôi giầy tốt, đế giầy và kín cổ sẽ vô cùng hữu ích cho các bạn. Tất thì nên là tất cao cổ, đủ dầy.

Các bạn nếu mua giầy để đi mùa đông thì nên mua giầy chống được nước ví dụ giầy da, chứ giầy thể thao đi mùa đông vẫn khá lạnh đó.

Nếu bạn sang vào mùa hè thì cũng không cần quá nhiều quần áo, giầy dép mà để dành cân cho các thứ khác. Vì đồ bên Đức cũng có nhiều đồ tốt và rẻ ví dụ như ở H&M hay Sara hay nhiều siêu thị như Lidl, nên bạn hoàn toàn có thể mua nhiều đồ tốt, giá rẻ tại Đức thay vì phải mang từ Việt Nam sang.

Các bạn nếu thích giao lưu văn hoá thì cũng có thể mang theo áo dài truyền thống đối với nữ và vest đối với nam để mặc trong những dịp lễ trang trọng hay trong các

chương trình lớn.

Một lưu ý cuối cho việc chuẩn bị đồ khi sang Đức với quần áo đó là các bạn nhỏ người nên mua sẵn một số quần ở Việt Nam vì cỡ của người Đức khá to, bạn có thể mặc vừa áo nhưng với quần thì đôi khi không có cỡ cho người lớn phù hợp với bạn. Một trẻ em ở Đức đã có thể cao 1m6-1m65 nên nhiều người ở cao tầm đó chỉ vừa quần áo cho trẻ em.

 

Thuốc men

Du học sinh nên chuẩn bị trước các loại thuốc cơ bản như thuốc nhức đầu, trị cảm

cúm, giảm đau, thuốc đau bụng, men tiêu hóa và một số kháng sinh tùy thể trạng từng người. Trước khi đi nen tìm hiểu kĩ về các loại thuốc cầm để tránh việc vô tình vi phạm luật dẫn đến không được nhập cảnh.

Về cơ bản thì ở Việt Nam bạn hay phải dùng những loại thuốc gì thì nên mang theo, ví dụ thuốc đau bụng, tiêu chảy, dầu gió, cao, vv.

 

image003

 

 

Nên chuẩn bị đồ cần thiết và gọn nhẹ để chuyến bay sang Đức của bạn được thuận tiện.

 

Đồ ăn

Những ngày đầu chưa quen với ẩm thực ở nước khác nên mang từ nhà một số đồ ăn

cơ bản như ruốc, vài gói mì tôm để chống đói. Và cũng không cần mang quá nhiều bởi ở các thành phố lớn ở Đức đều có chợ châu Á với nguyên liệu phong phú để chế biến đồ ăn Việt Nam.

Với đồ ăn khô của Việt Nam như ruốc, mực khô, đồ khô một nắng, có thể mang theo nhưng chúng tôi khuyên bạn hạn chế, vì nhiều nước châu Âu rất kỹ tính trong việc mang những đồ liên quan tới thực phẩm vào châu Âu.

Các bạn có thể mang nhiều mỳ tôm để ăn trong những ngày đầu chưa quen đường xá và siêu thị để mua. Còn khi bạn đã quen các siêu thị và đặc biệt là siêu thị châu Á thì bạn có thể mua được rất nhiều thứ ở Việt Nam.

Trang thiết bị điện tử

Các trang thiết bị điện tử gần như là điều bắt buộc mà bạn cần phải chuẩn bị kỹ vì đồ điện tử bên Đức đắt hơn khá nhiều so với ở Việt Nam. Chưa kể nhiều thiết bị có ngôn ngữ mặc định là tiếng Đức hoặc tiếng Anh nên bạn rất khó thay đổi sang tiếng Việt sau này.

 

1. Điện thoại: xài được sim quốc tế, sạc ngon lành, cài bộ gõ tiếng Đức

2. Điện thoại phải cài Google Map lên, cực kỳ quan trọng.

3. Học cách dùng Google dịch hoặc từ điển online, offline

4. Máy tính nên tốt, pin, sạc đầy đủ, cài bộ gõ tiếng Đức

5. Các loại đồ điện tử ở Đức luôn đắt hơn ở VN, nên cần gì cứ mua đi.

6. Nồi cơm điện nên cầm 1 cái nhỏ, ở Đức có bán nhưng đắt

7. Ổ cắm ở Đức khá giống VN, ổ tròn đôi là phổ biến, nếu bạn cần ổ sạc 3 thì nên mua từ VN mang sang.

8. USB, sạc dự phòng nếu cần

 

Lưu ý đồ không được mang lên máy bay

Có một số bạn lần đầu đi máy bay, đặc biệt là máy bay quốc tế sang một đất nước phát triển và luật pháp nghiêm như Đức thì cần phải biết những đồ đạc không được mang

lên máy bay.

 

Có hai loại đồ: Đồ ký gửi và đồ xách tay lên máy bay. Ngoài quy định về cân thì có một số lưu ý sau cho các bạn.

 

Không được mang quá nhiều chất lỏng kể cả hành lý ký gửi. Thường các hãng có quy định về chất lỏng mang theo, bạn nên đọc kỹ;

Không mang quá nhiều món đồ gì đó mới vì rất có thể bị nghi ngờ là trốn thuế và mua sang để bán. Ví dụ 2 cây thuốc lá là có thể bị đánh thuế rồi, mà phát hiện ra thì phạt thuế nặng lắm. Thậm chí có những món đồ dùng cá nhân nhưng bạn mua với số lượng lớn thì cũng có thể bị cho là đi buôn và cố tình trốn thuế.

Hành lý xách tay không được mang: dao, kéo, đồ nhọn có thể gây sát thương;

Các loại chất lỏng quá 100ml, kể cả vẫn đang đóng hộp. Giới hạn chất lỏng có thể khác với một vài hãng bay, các bạn nên đọc kỹ.

Các loại chất dễ gây cháy nổ như bật lửa ga, vv.

Các chất gây mùi như đồ thức ăn khô như mực khô, cá khô, nước mắm. Những đồ trên các bạn có thể bỏ vào hành lý ký gửi nếu không bị cấm. Hầu như dao, kéo, chất lỏng đều có thể cho vào hành lý ký gửi, trừ đồ dễ cháy nổ.

 

Khai báo thuế ở sân bay

Khai báo hải quan với đồ xa xỉ. Nước Đức và liên minh châu Âu quy định đồ có giá trị từ 400 Euro trở lên được coi là đồ xa xỉ và phải khai báo khi nhập cảnh vào châu Âu để kiểm tra xem đồ đó đã đăng ký thuế ở châu Âu chưa.

Những đồ hay bị soi là đồ xa xỉ là: laptop, đặc biệt là macbook, gần như phát hiện là sẽ kiểm tra bất kể là cũ hay mới và bạn mua bao nhiêu tiền hay được tặng. Họ không quan trọng vì sao bạn có nó, chỉ biết nó được mang từ nước khác vào châu Âu.

Ở cổng ra của sân bay sẽ có 2 cổng : 1 là dành cho những ai không cần khai báo thuế (Nothing to Claim) và 2 là dành cho những ai cần khai báo thuế với hàng xa xỉ hoặc hàng mua để sang bán (Tax claim). Bình thường bạn có thể đi qua cổng số 1, nhưng cũng có thể có người chặn lại và yêu cầu bạn cho kiểm tra hành lý.

Khi bị kiểm tra, hãy bình tĩnh và hợp tác vì đa phần là sẽ ổn, không có vấn đề gì và đây là quy trình bình thường. Nếu bạn có một món đồ mà họ hỏi giá, hãy nói nó khoảng tầm 350 euro, vì như vậy không bị coi là hàng xa xỉ. Họ có thể yêu cầu xuất hoá đơn, thì hãy nói mua ở Việt Nam và không có hoá đơn hoặc quà tàng sinh nhật. Bạn cũng nên nói đây là đồ dùng cho cá nhân.

 

Lời kết cho kinh nghiệm chuẩn bị đồ sang Đức

Cần phải chuẩn bị thật kỹ những đồ đạc đi sang Đức đặc biệt là với các bạn du học sinh sẽ phải ở Đức một thời gian dài. Không nhất thiết phải mua quá nhiều đồ, mà chỉ cần mang đủ là được, vì ở Đức siêu thị khá tiện lợi và đầy đủ.

 

NHỮNG THỨ KHÔNG ĐƯỢC PHÉP MANG KHI SANG ĐỨC 

 

Theo quy định khi nhập cảnh Đức, không được phép mang theo trong hành lý những thứ sau:

1 Hoa quả tươi, hạt giống cây, các loại cây có lá (trừ dứa, dừa , sầu riêng, chuối và quả chà là).

2 Khoai tây.

3 Nấm rừng, nấm ăn với khối lượng trên 2kg.

4 Bánh chưng, bánh trung thu (vì có chứa thịt).

5 Trứng, sữa và các sản phẩm chứa chúng.

6 Thịt tươi, thịt khô, gà/lợn/bò khô, ruốc, lạp xưởng, pate, giò…

7 Quần áo, túi xách, giày dép NHÁI thương hiệu nổi tiếng.

 

Khủng hoảng tuổi U30?
✅Bạn chán ngấy cái cảnh phải bục mặt 8h sáng đến 8h tối để rồi lãnh cục lương 10 triệu ?
✅Bạn vẫn còn trong vòng luần quần cơm 🍚áo 👕 gạo 🍚 tiền 💵và mơ ước về một cuộc sống đổi thay?
✅Bạn hàng ngày vẫn phải "nhìn mặt sếp mà sống?"
✅Tôi tin chắc vẫn còn khá nhiều bạn trẻ tối đến nằm gác tay lên trán và suy nghĩ mà vẫn chưa tìm được lối ra.
❓sao à? Vì cứ đi làm công rồi ăn cục lương 10-15 triệu/1 tháng thì tới già cũng chưa mua được 🏠đâu.
🇩🇪Hãy dành ít thời gian tìm hiểu về DU HỌC NGHỀ TẠI ĐỨC, hình thức vừa học vừa làm, tương lai hướng đến định cư lâu dài.
🌎Nếu đã xác định bán sức lao động thì hãy bán cho nơi nào trả giá cao nhất 💰💰!
👉Hãy để DU HỌC ĐỨC - Thiên Phước Education giải tỏa mọi sự khủng hoảng của bạn nhé !
Liên hệ☎️ 033 64 66 268 để được tư vấn miễn phí nhé !

 

 

image016

logo
duhoc@thienphuoc.edu.vn
0866 854 286 - 0336 466 268
0907 148 359
www.thienphuoc.edu.vn
150 Nguyễn Cư Trinh phường Nguyễn Cư Trinh quận 1

 

  • icons8-zalo-48
  • fb
  • newphone